Khung giá phát điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp

Ngày 7/1, Bộ trưởng Công Thương ban hành quyết định về khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Khung giá này khá sát với mức giá được EVN đề xuất mới đây.

Theo đó, giá trần (giá cao nhất) của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời mặt đất là 1.184,90 đồng/kWh, điện mặt trời nổi là 1.508,27 đồng/kWh.

Giá trần áp dụng cho điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh, điện gió trên biển là 1.815,95 đồng/kWh.

Căn cứ khung giá phát điện này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và đơn vị phát điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2022/TT-BCT để thoả thuận giá phát điện theo quy định. 

Khung giá phát điện này là cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thoả thuận giá mua điện từ các nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp, vận hành thương mại sau hơn 2 năm chờ đợi – khi giá FIT ưu đãi hết hiệu lực.

Tháng 11/2022, EVN từng đề xuất phương án giá phát điện với mặt trời chuyển tiếp gần 1.188-1.570 đồng một kWh, còn điện gió khoảng 1.591-1.945 đồng, tuỳ loại hình.

Như vậy, khung giá được Bộ Công Thương quyết định lần này thấp hơn đề xuất EVN từng đưa ra.

Đến cuối năm ngoái, số dự án điện gió, mặt trời đã vận hành chiếm gần 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống, trong đó có 16.545 MW điện mặt trời mặt đất, mái nhà và 4.126 MW điện gió.

Theo Bộ Công Thương, vẫn còn nhiều dự án/phần dự án điện gió, điện mặt trời đã triển khai trên thực tế nhưng không vào kịp thời hạn được hưởng biểu giá hỗ trợ (giá FIT).

 

( Hình từ Internet )

Trong đó, có 62 dự án điện gió, tổng công suất 3.479 MW (trong tống số gần 150 dự án với tổng công suất trên 8.100MW), đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng do giá FIT hết hạn vào 1/11/2021 nên chưa có giá bán điện. Ngoài ra, có 452MW đã xây lắp xong nhưng chưa xác định giá bán điện.

Trước đó, ngày 3/10/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, có hiệu lực từ ngày 25/11/2022.

Khoản 1 Điều 10 Thông tư 15 quy định: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông tư này có hiệu lực, chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời mặt đất, nhà máy điện mặt trời nổi đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 1/1/2021 và các nhà máy điện gió trong đất liền, nhà máy điện gió trên biển đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 1/11/2021 có trách nhiệm cung cấp báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật cho EVN.

Hiện tại EVN nhận được hồ sơ tài liệu của 102 nhà máy điện mặt trời (4 nhà máy điện mặt trời nổi và 98 nhà máy điện mặt trời mặt đất) và 109 nhà máy điện gió (35 nhà máy điện gió trên biển và 74 nhà máy điện gió trong đất liền).

Hy vọng là bài viết đã có đủ thông tin và giúp bạn có một cái nhìn rõ hơn trước khi lựa chọn lắp đặt điện năng lượng mặt trời. Nếu bạn không tìm thấy thông tin mình mong muốn bạn có thể chat trực tiếp với nhân viên tư vấn hoặc gọi vào hotline 1900 588 834/ 0916 714 558 của Seco- Solar để được tư vấn chi tiết hơn nhé:

Một số dự án điện mặt trời SECO-SOLAR đã thực hiện

 

Mọi thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi:

  ☎ Hotline: 1900 588 834

  ? CN Miền Bắc: Số 43, LK03 KĐT Tân Tây Đô, Tân Lập, Đan  Phượng, TP. Hà Nội

  ? CN Miền Trung: 351 Huỳnh Ngọc Huệ, P. Hòa Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng

  ? CN Miền Nam: Số 26, đường D1, P Linh Tây, Q Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

Mọi thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi:

  ☎ Hotline: 1900 588 834

  ? CN Miền Bắc: Số 43, LK03 KĐT Tân Tây Đô, Tân Lập, Đan  Phượng, TP. Hà Nội

  ? CN Miền Trung: 351 Huỳnh Ngọc Huệ, P. Hòa Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng

  ? CN Miền Nam: Số 26, đường D1, P Linh Tây, Q Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

 

Bình chọn post